Chuyển đến nội dung chính

Chính phủ đánh giá thế nào về rủi ro khi tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn đáng kể so với tăng GDP?



Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, chiều ngày 22/10, trong khuôn khổ làm việc của Kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, đánh giá kết quả thực hiện 22 nhóm chỉ tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 24 trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy, so với các mục tiêu đặt ra tới năm 2020, có 9 chỉ tiêu đã hoàn thành; 8 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành và 5 chỉ tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Như vậy, tới thời điểm hiện nay, có 77% số mục tiêu đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành. 

Về 3 lĩnh vực trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế được xác định trong Nghị quyết về tái cơ cấu là cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng, báo cáo nhận xét:

Kết quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: Đánh giá sơ bộ cho thấy, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 6 mục tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả khá, thực hiện thoái vốn nhà nước thành công tại một số DNNN quy mô lớn. Một số DNNN yếu kém trở lại hoạt động. Số nhóm ngành, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giảm mạnh.Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập và chính thức hoạt động. 

Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận như trên, quá trình cơ cấu lại DNNN đang tiến triển chậm về một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình cơ cấu lại DNNN, như chất lượng công tác cổ phần hóa còn hạn chế, chất lượng quản trị DNNN chậm cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. 

Kết quả cơ cấu lại đầu tư công: Đánh giá sơ bộ, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 2 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 4 mục tiêu cần có giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Các mục tiêu hoàn thành và có khả năng hoàn thành liên quan đến nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư công, cắt giảm tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản.Các dự án quan trọng quốc gia được đẩy nhanh tiến độ. Giải ngân vốn đầu tư công từng bước được cải thiện nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ. Tuy nhiên, còn có một số mục tiêu khó hoàn thành, đặc biệt là mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công của Việt Nam để đáp ứng thông lệ quốc tế tốt. Tình trạng lãng phí, chất lượng công trình thấp chưa được giải quyết triệt để.

Kết quả cơ cấu lại các TCTD: Đánh giá sơ bộ, có 1 mục tiêu đã hoàn thành, 3 mục tiêu có khả năng hoàn thành và có 2 mục tiêu cần giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Việc xử lý nợ xấu tại các TCTD đã được thực hiện thực chất hơn, lãi suất cho vay trung bình giảm, dòng vốn tín dụng chuyển dịch nhiều hơn vào các ngành sản xuất để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 

Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề khó khăn trong cơ cấu lại các TCTD như: tình trạng sở hữu chéo tại một số TCTD còn chưa được giải quyết dứt điểm; việc thực hiện cơ cấu lại đối với các NHTM có vốn Nhà nước gặp khó khăn về bổ sung vốn; tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm. Tỷ lệ tín dụng cũng như tổng nợ trong nước (nợ trong nước của Chính phủ và dư nợ tín dụng) so với GDP đã ở mức cao. Do vậy, nếu tốc độ tăng tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng GDP,  trong trung và dài hạn sẽ có rủi ro dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Đề cập đến giải pháp năm 2019-2020, Chính phủ kiến nghị tới Quốc hội cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt và thực chất các chính sách và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phải coi đây là một trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; và việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng hàng đầu để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong giai đoạn 2019 -2025.

Riêng với 3 lĩnh vực nêu trên, Chính phủ kiến nghị: 

Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Tập trung đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với các ưu tiên về cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên tối đa đầu tư phát triển hạ tầng và tăng cường vị thế các vùng động lực tăng trưởng.

Đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, tăng cường chiều sâu và tốc độ cổ phần hóa, nâng cao thực chất trình độ quản trị, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý DNNN.

Đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu, xây dựng thị trường vốn nhằm bảo đảm hiệu quả trung gian tài chính, cân bằng giữa phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng đến mức phù hợp so với tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 14-16% vào năm 2020.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh quy hoạch 1/500 khu công viên Bàu Sen, chốt phương án hợp lý nhất

Tháng 11/2009, giai đoạn 1 dự án Công viên Bàu Sen gồm nạo vét lòng hồ và xây bờ kè, lan can xung quanh hồ được triển khai và hoàn thành vào đầu năm 2011. Tuy nhiên, để có cơ sở thực hiện dự án đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, mặt nước, khu nhà ở…thì cần phải lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết 1/500 khu công viên Bàu Sen. Tháng 3/2018, Thường trực UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp thông qua phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Công viên Bàu Sen, qua đó định hướng quy hoạch khu công viên Bàu Sen là phát triển mảng xanh đô thị công cộng cho thành phố Vũng Tàu.  Tiếp đó, vào tháng 5/2018, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp thông qua phương án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, giữ nguyên tính chất khu vực công viên Bàu Sen là công viên công cộng. Trên cơ sở đó, UBND thành phố Vũng Tàu đã phối hợp với Đơn vị tư vấn chỉnh sửa, hoàn thiện 3 phương án đề xuất quy hoạch Công viên Bàu Sen như sau: Phương án 1: cơ bản...

Nữ sinh năm nhất bị xe container cuốn vào gầm trọng thương ở Sài Gòn

Chiều 22/10, Công an quận Thủ Đức, TPHCM mới hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ tai nạn giữa xe container với xe máy khiến 1 nữ sinh năm nhất trường Đại học Quốc Tế TPHCM cấp cứu. Hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn Thông tin ban đầu, khoảng 12h15 cùng ngày, tài xế (khoảng 35 tuổi) điều khiển xe container mang BKS: 50LD-017.27 chạy trên quốc lộ 1 hướng Linh Xuân về Suối Tiên, quận Thủ Đức, TPHCM. Khi đến giao lộ với đường số 14, phường Linh Trung, quận Thủ Đức thì tài xế cho xe rẽ phải để vào đường số 14 thì va chạm với xe máy do chị K.H.K.N. (18 tuổi, ngụ quận 2, là nữ sinh năm nhất trường Đại học Quốc Tế TPHCM) mang BKS: 51S2-7400 điều khiển cùng chiều. Chiếc xe máy nằm dưới gầm xe container Vụ va chạm khiến nữ sinh viên bị cuốn vào gầm xe container, trọng thương. Người dân giải cứu ra ngoài rồi đưa tới bệnh viện cấp cứu. Hiện trường, chiếc xe máy nằm dưới gầm trước xe container, vụ tai nạn xảy ra giữa giao lộ làm cho giao thông trên...

Báo cáo về dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành chậm

Chính phủ đã có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) gửi Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Trong đó, dự án giải phóng mặt bằng (GPMB) sân bay Long Thành có chủ đầu tư là UBND tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021, tổng mức đầu tư 22.856 tỉ đồng. Dự án thu hồi 5.000 ha để xây dựng sân bay Long Thành và 364,21 ha để xây dựng 2 khu tái định cư. Tổng số trường hợp bị thu hồi đất và ảnh hưởng là 4.864 hộ gia đình với 15.557 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất. Báo cáo của Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền của Thủ tướng ký, đánh giá việc hoàn thiện và thẩm định duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) dự án GPMB đã chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân là do chưa có quy định cụ thể của pháp luật và việc lập F/S dự án GPMB chưa có tiền lệ nên UBND tỉnh Đồng Nai gặp một số khó khăn, lúng túng trong quá trì...